(BGĐT)- Ngày 10-12, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tới đại diện một số sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, TP và một số xã cùng hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN) liên quan...
Triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- Cập nhật: Chủ nhật, 14/7/2019 | 12:03:05 AM
PGS.TS Trần Văn Ơn chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị. |
Đề án nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống. Đó là sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có lợi thế đạt tiêu chuẩn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Gồm 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm; nội thất; trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Phạm vi thực hiện đề án là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Chủ thể thực hiện là các HTX, DN nhỏ và vừa, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh, chủ trang trại.
Đề án được chia 2 giai đoạn. Giai đoạn 2018-2020: Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã. Triển khai phát triển tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của Bắc Giang, đi sâu vào 2 nội dung: Phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển các tổ chức kinh tế. Trong đó, nhóm sản phẩm được cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Nhóm sản phẩm chưa được cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, xây dựng nhãn hiệu tập thể. Trong giai đoạn này phát triển ít nhất 3 sản phẩm OCOP (dự kiến Vải thiều Lục Ngạn, Mỳ Chũ, Gà đồi Yên Thế) đạt hạng 5 sao cấp quốc gia, đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mới ít nhất 10 DN, HTX tham gia chương trình này.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Giai đoạn từ 2021 đến 2030: Củng cố các thành quả, đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cùng đó, phát triển thêm 2-3 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp quốc gia. Triển khai thực hiện từ 1-3 mô hình làng văn hóa du lịch (tại khu du lịch sinh thái Khe Rỗ (Sơn Động), Suối Mỡ (Lục Nam), Xuân Lung, Thác Ngà (Yên Thế).
Định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có 170 loại sản phẩm OCOP. Trong đó chủ yếu là nhóm thực phẩm với 144 loại. Phát triển 6 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động du lịch tại một số huyện: Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên. Tổng kinh phí thực hiện Dự án hơn 150 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Hội nghị cũng được nghe PGS.TS Trần Văn Ơn, giảng viên cao cấp Trường Đại học dược Hà Nội, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm, định hướng phát triển sản phẩm OVOP của Nhật Bản, OTOP của Thái Lan và tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều địa phương khác.
Thế Đại
Các tin khác
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.