Bắc Ninh trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Cập nhật: Thứ ba, 1/7/2025 | 3:04:29 PM
Cùng với cả nước, hôm nay chính quyền 2 cấp tỉnh Bắc Ninh mới chính thức vận hành theo mô hình quản trị mới, tổ chức hành chính mới. Cuộc cách mạng tổ chức bộ máy do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng và lãnh đạo đang mở ra một kỷ nguyên phát triển mới vì hạnh phúc của Nhân dân, vì sự hùng cường của đất nước Việt Nam.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2.
|
Còn nhớ năm 1963, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sáp nhập, về dự và nói chuyện tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ I tổ chức tại thị xã Bắc Giang ngày 17/10/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ngày nay hai tỉnh mới nhập thành một. Đảng viên và cán bộ hai tỉnh cũng phải tuyệt đối tránh địa phương chủ nghĩa. Không nên nghĩ rằng tỉnh này bị nhập vào tỉnh kia. Sự thật là do hai tỉnh sáp nhập với nhau thành một tỉnh lớn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là một sự mở rộng tốt đẹp. Sáp nhập tổ chức là về hình thức. Cần phải nhất trí về tư tưởng, về hành động, về tình cảm”.
Tại Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930 - 2025), Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định: Từ nay đến năm 2030 là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. "Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và Nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại".
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước lâu dài; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận đánh giá kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt để đi đến thống nhất cao về thực hiện chủ trương này với nguyên tắc, tiêu chí thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xác định tên gọi và địa điểm đặt trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp; các tiêu chí, tiêu chuẩn và định hướng sắp xếp cấp xã.
Sáp nhập đơn vị hành chính các cấp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, xuất phát từ tầm nhìn chiến lược nhằm tạo động lực, dư địa, khai mở mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và cả nước, tăng cường nguồn lực để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trong lịch sử đã có 34 năm sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc. Sau khi tái lập (năm 1997) hai tỉnh đều có bước phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế tốp đầu về phát triển kinh tế, trở thành điểm sáng của cả nước về công tác giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
![]() |
Một góc đô thị phường Kinh Bắc. |
Ngoài phát huy nội lực của mỗi tỉnh, việc phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hạ tầng đô thị hiện đại trên cơ sở liên kết vùng đã tạo cho Bắc Ninh, Bắc Giang vị thế "điểm hẹn đầu tư” của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới và trong nước. Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, đặc biệt là tình cảm đoàn kết, gắn bó nghĩa tình của các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai tỉnh đang mở ra nhiều thời cơ, vận hội mới khi sáp nhập thành tỉnh Bắc Ninh mới, hiện thực hóa khát vọng lập nên "Kỳ tích sông Cầu” trong thế kỷ XXI, xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được cả hệ thống chính trị thống nhất thực hiện với quyết tâm cao độ, "vừa chạy vừa xếp hàng” với khối lượng công việc đồ sộ chưa từng thấy. Khi thực hiện cuộc "cách mạng” về tổ chức bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp có cả thuận lợi và khó khăn, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, trên tinh thần cùng làm, cùng chiến thắng, cùng phát triển. Cùng với sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân có những hy sinh thầm lặng của biết bao cán bộ, đảng viên sẵn sàng gác lại lợi ích cá nhân, vì sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị tự nguyện nghỉ công tác.
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện, sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao năng lực hệ thống chính trị, khắc phục tư duy nhiệm kỳ, kiến tạo một nền hành chính công hiệu quả, trong sạch, liêm chính và gần dân, chắc chắn sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mạnh mẽ để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. |
Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và ủy quyền để thực hiện đúng phương châm "địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm”. Việc trao quyền này không chỉ giúp giảm tầng nấc trung gian, rút ngắn quy trình hành chính mà còn tạo điều kiện để chính quyền cấp tỉnh, cấp xã phát huy tối đa năng lực, sự sáng tạo trong giải quyết các vấn đề tại địa phương.
Những yêu cầu cao hơn đặt ra cho cấp tỉnh, cấp xã về tăng cường năng lực đội ngũ, ứng dụng công nghệ, tăng cường khả năng tương tác, hỗ trợ người dân, phát huy tính chủ động, sáng tạo, thống nhất, liên thông với cấp trên trực tiếp là bước đi chiến lược nhằm xây dựng một nền hành chính thực sự "kiến tạo, phục vụ" để đóng góp vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới.
Đất nước, quê hương đang đứng trước thời khắc lịch sử. "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa để thành công, dứt khoát thành công” đây là mệnh lệnh, là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động trong triển khai thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chính quyền địa phương 2 cấp.
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện, sáp nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao năng lực hệ thống chính trị, khắc phục tư duy nhiệm kỳ, kiến tạo một nền hành chính công hiệu quả, trong sạch, liêm chính và gần dân, chắc chắn sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mạnh mẽ để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong ước, căn dặn.
Các tin khác

Sáng 1/7, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Sau khi dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, sáng 30/6, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm, động viên cán bộ, công chức, viên chức Đảng ủy, HĐND, UBND phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh (mới).

Chiều 23/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề đến các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh 6 tháng đầu năm 2025.

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.