Kỷ niệm với Nick Út
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/10/2020 | 10:17:52 AM
Trong những lẩn đó tôi được gặp gỡ các phóng viên chiến tranh nổi tiếng nhưĩim Page; CaCaVo của Hãng thông tấn AP, trong số các giảng viên đó có Nich út với bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm"chấn động thế giới vé chiến tranh Việt Nam. Cả thế giới biết Nick út bởi bức hình ông chụp cô bé Kim Phúcvào lúc 12 giờ ngày 8/6/1972 tại Trảng Bàng -Tây Ninh. Bức ảnh tả cảnh tượng hãi hùng, một bé gái 9 tuổi bị cháy bỏng bởi bom napalm trán truóng đang chạy trên con đường cùng nhiểu trẻ em khác đăng ở trang nhất trên các tờ nhật báo của Mỹ và thế giới đã khiến dư luận phẫn nộ. Đây là một trong những chân dung cô đọng nhất vể cuộc chiến tranhtàn bạo của Mỹ ở Việt Nam, làm thức tinh, lay động trái tim của bao người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Bức ảnh đã góp phẩn làm dâng cao làn sóng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Bức ảnh đó được dùng trên hàng nghìn tờ báo và được nhắc đi nhắc lại vài chục năm sau mỗi khi người ta lẩn giở lại lịch sử, xem xát và rút ra bài học từ cuộc chiến tranh phi nhân tính này. Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nick Út, anh được trao nhiểu giải thưởng lớn như: Giải World Preess Photo 1972 (Giải thưởng nhiếp ảnh danh giá nhất châu Ẫu- niềm mơ ước của hẩu hết các phóng viên ảnh báo chí), Giải Pulitzer Prize (giải thưởng Hàn lâm báo chí của Mỹ) và các giải Sigma Delta Chi, George Polk Memorial Award 1972... Trong những lẩn được gặp ông tại Hà Nội, cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc với Nick út đó là một người rất dễ gắn. Giản dị, chân tình và ấm áp trong phong cách khi trao đổi dường như đã xóa nhòa khoảng cách giữa những người làm báo Việt Nam và một phóng viên ảnh nổi tiếng thế giới có tác phẩm làm nên lịch sử. Dù lớn tuổi hơn chúng tôi nhưng Nick út bao giờ cũng xưng hô bằng cái tên Việt Nam là Út - mà anh bảo đó là tên cúng cơm của mình. Trò chuyện cùng ông tôi có cảm giác như ông vẫn là người Việt, âm sắc tròn giọng nhỏ nhẹ đủ nghe, đặc sệt chất Nam Bộ dù ông đã xa quê nhà hàng chục năm. Trong lúc trao đổi nghiệp vụ ông luôn khiêm tốn: "Theo kinh nghiệm của út thì.. "Út muốn nói với các bạn vể cách thể hiện một tác phẩm ảnh báo chí thế nào cho hấp dẫn" Khóa học ảnh báo chí năm ấy ông phụ trách nhóm chúng tôi gổm 5 phóng viên của TTXVN, Báo Thanh Niên, Báo ảnh Việt Nam, Thời báo Kinh tế và tôi. Trong một hôm đi thực tế làm bài tập về ảnh chân dung báo chí ông đã cùng chúng tôi chạy XẼ máy dọc bờ đê Sông Hông xa đến vài chục km để hướng dẫn nhóm phát hiện và thể hiện tác phẩm. Những người nông dân trổng rau, hoa bên thành phố, ả những đôi tình nhân sóng bước lúc hoàng hôn, những gương mặt hối hả vé nhà sau một ngày làm việc, những chú trẻ trâu, người câu cá, ả những người hành khất trên đường đều được ông nhắc nhóm chú ý. Vé đến nhà, buổi tối ông lại cùng cả nhóm đánh giá, nhận xét từng bức ảnh, những cái được, chưa được có khi mất cả hàng giờ đổng hổ. Tôi nhớ Nick út thường nói với chúng tôi: "Nguyên tắc của ảnh báo chí là tôn trọng sự thật. Ảnh báo chí phải thực đến từng chi tiết, nhưng là ảnh phải chụp như thế nào chứ không phải là ghi chép sự việc, trong ảnh yếu tố hành động được để cao. Phải loại bỏ ra khỏi đẩu chuyện lạm dụng kỹ thuật ảnh để cắt ghép, dàn dựng ảnh. Phóng viên chụp ảnh báo chí không được phép can thiệp hay sắp xếp, cũng không quá câu toàn mà mất cơ hội. Nick Út khẳng định: Phóng viên ảnh Việt Nam có cái nhìn và sức làm việc không thua kém gì các đóng nghiệp phương Tây chỉ có phương tiện hành nghé, công nghệ là có phẩn hạn chế. Với phóng viên của hãng AP và các hãng thông tấn phương Tầy được trang bị các phương tiện hiện đại nhất như máy ảnh, máy tính, điện thoại vệ tinh. Đang hành nghề bất cứởnơi đâu chỉ cắn trong tích tắc từ hiện trường họ có thể chuyển ảnh vể hãng qua mạng. Ấp lực và tính cạnh tranh mạnh về tin tức khiến các phóng viên cán phải năng động. Năm 2007, cũng tại Khóa học Ảnh báo chí tại Hà Nội, tôi lại được gặp Nick út những bài nói chuyện cùng ảnh minh họa và cả những giáo án bài tập theo chủ đễ, phong cách làm việc theo nhóm, cách nhận xét sắc sảo với lời lẽ rất nhẹ nhàng của anh khiến cho ai dù chỉ một lán được tiếp xúc với Nick Út cũng không thể quên. Sinh năm 1951 tại Long An với tên Huỳnh Công Út (tên Mỹ Là Nick út), 17 tuổi anh đã được Hãng AP nhận vào làm việc cho tới nay anh vẫn là phóng viên ảnh của Hãng. Nick út tâm sự: Sống ở Mỹ để hành nghề, đứng vững, khẳng định tên tuổi tôi phải phấn đấu rất nhiễu, tôi hãnh diện và tự hào vì mình là người Việt Nam. Tôi vẫn luôn có ý định sẽ có ngày trở vé quê hương tự do đi sáng tác ảnh phong cảnh đất nước Việt Nam với con mắt của người Việt Nam. Tôi sẽ mua thật nhiểu máy ảnh để hướng dẫn cho trẻ em Việt Nam tập chụp ảnh nữa. Về Việt Nam tôi sẽ có nhiều cơ hội để gặp các bạn đông nghiệp báo chí ở quê, nếu giúp được gì cho các bạn- út luôn sẵn sàng
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, nước này vừa quyết định cung cấp thiết bị thông tin trị giá 500 triệu yên cho Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số.Các tin khác