Cầu Hiền Lương - Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông
- Cập nhật: Thứ năm, 6/5/2021 | 7:54:16 AM
(Báo Bắc Giang) - 26/04/2021 | 06:42 (GMT+7)
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải (phía Bắc thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền Bắc - Nam.
Năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo Hiệp định này, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải chạy ngang qua Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai phần, sơn hai màu khác nhau. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.
Các tin khác

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.