Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang vào Lăng viếng Bác và báo công với Chủ tịch nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/5/2021 | 3:54:03 PM

(BGĐT) - Sáng 12/5, tại Thủ đô Hà Nội, Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang do đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Bác và báo công với Chủ tịch nước. Đây là một trong những hoạt động của tỉnh Bắc Giang nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 (1890 - 2021).

Cùng đi có Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Công Thắng và 25 đại biểu tiêu biểu đại diện cho các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang. 

Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước khi báo công với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phủ Chủ tịch, Đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên cuộc gặp mặt, báo công được rút gọn xuống dưới 30 người và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. 

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh dương báo cáo với Chủ tịch nước những nét khái quát và kết quả nổi bật của tỉnh Bắc Giang đạt được trong thời gian qua.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tiếp và phát biểu với đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tiếp và phát biểu với đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, dân số hơn 1,8 triệu người; có 45 thành phần dân tộc thiểu số với tổng số 257.258 người, chiếm 14,26% dân số toàn tỉnh. 

Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các xã, thị trấn thuộc 5 huyện miền núi, gồm: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên và huyện vùng cao Sơn Động.

Đồng chí Lê Ánh Dương báo cáo kết quả nổi bật của tỉnh Bắc Giang với Chủ tịch nước.

Đồng chí Lê Ánh Dương báo cáo kết quả nổi bật của tỉnh Bắc Giang với Chủ tịch nước.

Những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Giang phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, có bước chuyển mình ấn tượng, đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, tỉnh thực hiện tốt "mục tiêu kép", phòng, chống dịch an toàn và duy trì phát triển kinh tế.

Đồng chí Lê Ánh Dương nhấn mạnh: Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến căn bản. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc giảm bình quân 5,2%/năm (từ 35,1% năm 2015 xuống 8,77% năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,2%/năm (từ 51,6% năm 2015 xuống còn 13,45% năm 2020). Đến nay, 114/171 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt tiêu chí nông thôn mới.

Tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 quy mô nền kinh tế GRDP nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. 

Đồng chí Lê Ánh Dương và một số thành viên đoàn Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Đồng chí Lê Ánh Dương và một số thành viên đoàn Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trọng tâm là kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021-2025; ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; không để khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước nghe nhiều ý kiến bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và các đại biểu người dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước khẳng định, cuộc gặp mặt thân tình này trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là thể hiện sự trân trọng của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc là không thể tách rời. 

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi tiếp đón Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang ra viếng Bác và báo công với Chủ tịch nước. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực cũng như những kết quả Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đạt được thời gian qua. Trong những thành tựu ấy có sự đóng góp lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Chủ tịch nước mong muốn đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh tiếp tục thể hiện tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ trong học tập, lao động, sản xuất.

Đồng chí đề nghị tỉnh Bắc Giang phát huy truyền thống, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2021, vừa chống dịch nhưng vẫn thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương; bảo đảm tuyệt đối an toàn dịch bệnh, an ninh trật tự cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, trong đó trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của những người có uy tín để thông qua đó xây dựng được tinh thần đoàn kết, gắn kết trong cộng đồng, xã hội. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với Đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức. Xác định rõ trọng tâm, thế mạnh của địa phương từ đó tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Tin, ảnh: Quốc Trường

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự