Kết nối, ký thỏa thuận hợp tác tiêu thụ vải thiều Bắc Giang

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/6/2021 | 9:07:08 AM

(BGĐT)-Ngày 1/6, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong điều kiện dịch Covid-19. Dự tại điểm cầu Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Lục Ngạn HTX, doanh nghiệp (DN) thu mua xuất khẩu vải thiều.

Phát biểu tại điểm cầu Hà Nội, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin, năm nay, vải thiều được mùa, sản lượng toàn quốc đạt khoảng 250 nghìn tấn, riêng Bắc Giang khoảng 180 nghìn tấn. Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay khiến việc tiêu thụ  vải thiều gặp khó khăn. 

Quang cảnh buổi họp tại điểm cầu Bắc Giang.

Quang cảnh buổi họp tại điểm cầu Bắc Giang.

Vì thế, Cục tổ chức hội nghị này mong muốn các DN, tập đoàn và địa phương chia sẻ, kết nối, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang nước ngoài.

Trao đổi tại hội nghị, ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, vải thiều Bắc Giang chuẩn bị bước vào chính vụ. Tuy nhiên, cái khó của tỉnh là vải thiều được thu hoạch dồn cùng vào một thời điểm, khó bảo quản. Hơn nữa, thị trường truyền thống của vải thiều là Trung Quốc nhưng năm nay thương nhân của nước này lại không sang được Bắc Giang thu mua đã phần nào ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ. Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh thu hoạch được gần 20 nghìn tấn vải sớm. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 7 nghìn tấn, Nhật Bản 30 tấn vải sớm. Giá vải dao động từ 20- 35 nghìn /kg. Trong tháng 6 dự kiến thu hoạch 130 nghìn tấn; tháng 7 thu hoạch 30 nghìn tấn…

Đại diện HTX Nông nghiệp Sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) phát biểu.

Đại diện HTX Nông nghiệp Sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) phát biểu.

Để bảo đảm sản xuất và tiêu thụ nông sản thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã chủ động thực hiện các giải pháp như: UBND tỉnh ban hành kế hoạch sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh; kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong điều kiện dịch; Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Tổ chỉ đạo sản xuất, Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 và nhiều thủ tục chứng nhận nông sản an toàn, xét nghiệm Covid-19 cho lái xe… để vận chuyển tiêu thụ thuận lợi, đồng thời khẳng sự an toàn dịch bệnh, tạo niềm tin với người tiêu dùng trong và ngoài nước về thương hiệu nông sản Bắc Giang… 

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn phát biểu.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn phát biểu.

Nhân hội nghị này, Bắc Giang đề nghị các DN, chuỗi siêu thị ngoài tỉnh tăng cường kết nối với DN, HTX của tỉnh để tiêu thụ nông sản người dân trên địa bàn tỉnh, trước mắt là vải thiều. Bắc Giang cũng cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để DN tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn khi lưu thông hàng hóa.

Nắm bắt thực trạng chung về tình hình vụ vải năm nay, một số đại biểu đã thảo luận, kiến nghị các vấn đề liên quan. Ông Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) cho biết: “Hiện nay, nhiều tiểu thương, DN không đến thu mua vải do tâm lý sợ vào vùng dịch. Cùng đó, lao động thu hái vải khan hiếm; giá cước xe vận chuyển hàng hóa tăng cao. HTX đề xuất các tỉnh tạo điều kiện cho xe vận chuyển vải lưu thông thuận lợi”.

Ông Lê Mạnh Phong, Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng BigC và Go! khu vực miền Bắc thông tin, đơn vị đang tập trung làm các chương trình khuyến mại với nông sản Bắc Giang; vải được trưng bày ở những địa điểm dễ nhìn thấy; quả vải cũng đã được đưa lên kênh bán hàng online của hệ thống. 

Đại diện chuỗi cửa hàng BigC và Go! khu vực miền Bắc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

Đại diện chuỗi cửa hàng BigC và Go! khu vực miền Bắc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

Khi vải thiều vào chính vụ, BigC và Go! sẽ tăng cường độ phủ vải thiều vào tất các chuỗi cửa hàng khác thuộc Tập đoàn Central Retail và đưa nông sản lên các kênh online. Đồng thời khu vực hệ thống miền Bắc sẽ hỗ trợ tối đa khu vực miền Nam về việc vận chuyển vải để cung cấp tới người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.

Dại diện Công ty cổ phần Đồng Giao cho biết, dự kiến vụ này đơn vị thu mua hàng nghìn tấn vải thiều Bắc Giang.

Dại diện Công ty cổ phần Đồng Giao cho biết, dự kiến vụ này đơn vị thu mua hàng nghìn tấn vải thiều Bắc Giang.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm Đồng Giao cho biết, trung bình đơn vị tiêu thụ từ 200-250 tấn vải/ngày để chế biến thành các sản phẩm đóng hộp. Vải thiều Bắc Giang to, mã đẹp, chất lượng nên khách hàng ưa chuộng. Dự kiến, vụ này Công ty sẽ thu mua hàng nghìn tấn vải của Bắc Giang.  

Đại diện một đơn vị xúc tiến thương mại tại Hà Nội thông tin, với 2 hệ thống thương mại điện tử với hơn 2 vạn khách hàng sẽ cam kết đồng hành cùng Bắc Giang tiêu thụ vải thiều trong năm nay. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng cam kết đưa vải thiều với công suất lớn nhất vào các siêu thị và 20 chợ đầu mối.

Các đơn vị ký kết hợp đồng thỏa thuận bao tiêu vải thiều Bắc Giang.

Các đơn vị ký kết hợp đồng thỏa thuận bao tiêu vải thiều Bắc Giang.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Lê Thanh Hòa đánh giá cao sự tích cực vào cuộc của các DN, tập đoàn chung tay cùng địa phương tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ vải thiều. Cục sẽ tổ chức kết nối, bố trí nhiều điểm bán vải thiều Bắc Giang trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. Tại hội nghị có 3 hợp đồng thỏa thuận bao tiêu vải thiều giữa các DN được ký kết, dự kiến hàng chục nghìn tấn vải thiều được tiêu thụ qua hợp đồng này.

Tin, ảnh: Trịnh Lan-Hoàng Phương

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự