Giải Báo chí Quốc gia lần đầu tiên vinh danh giải đặc biệt

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/6/2021 | 3:59:05 PM

(CLO) Ngày 3/6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải báo chí quốc gia lần thứ XV năm 2020 đã tổ chức tổng kết vòng chấm chung khảo. Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được 1 giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải khuyến khích.

Phát biểu bế mạc vòng chung khảo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu - Chủ tịch Hội đồng giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 cho biết: Trong hai ngày, 2 và 3/6/2021, 39 thành viên Hội đồng chung khảo đã chấm 150 tác phẩm vào chung khảo, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao.

Hội đồng đã thảo luận kỹ các tiêu chí chấm giải, xếp loại các tác phẩm theo giải đặc biệt, A, B, C và khuyến khích để trao giải. Năm nay chất luợng các tác phẩm dự giải vẫn giữ mức đồng đều so với những năm gần đây, không có tác phẩm yếu kém. Và lần đầu tiên sau 15 năm tổ chức, đã có tác phẩm tiêu biểu, nổi trội để Hội đồng trao giải đặc biệt.

Hội đồng chấm giải bỏ phiếu kín cho các tác phẩm. Ảnh: Sơn Hải

Hội đồng chấm giải bỏ phiếu kín cho các tác phẩm. Ảnh: Sơn Hải

 

Hội đồng chung khảo nhận định, các tác phẩm dự giải đáp ứng đuợc các tiêu chí xét chọn, đuợc nêu trong "Hướng dẫn tuyển chọn" của Hội đồng giải. Phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2020.

Nổi bật là việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.., các Nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2020.

Nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng được đề cập sâu sắc, như đại dịch covid-19 tác động chưa từng có tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, công cuộc khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai nặng nề ở các tỉnh miền Trung; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lí cán bộ sai phạm; vấn đề an ninh, quốc phòng, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến; phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội; cải cách hành chính, chính sách và cuộc sống, cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích thúc đẩy kinh tế tư nhân, kinh tế số và sản xuất nông nghiệp sạch, xây dựng đô thị thông minh và các đề tài truyền thống như lịch sử, văn hóa,...

Hội đồng chung khảo đã chấm 150 tác phẩm vào chung khảo, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao. Ảnh: Sơn Hải

Hội đồng chung khảo đã chấm 150 tác phẩm vào chung khảo, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao. Ảnh: Sơn Hải

 

Nhìn chung các tác phẩm dự giải đã phản ánh toàn diện và sâu sắc đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong năm 2020. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, bám vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực. Nhiều tác phẩm dự Giải có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội và thể hiện một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn,...

Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và quy chế của Hội đồng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã đánh giá công tác chấm sơ khảo và chung khảo được chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, nhất là năm nay dành thời gian hơn cho chấm sơ khảo và chung khảo, thực hiện chấm trực tuyến cho phát thanh, truyền hình, báo điện tử, vừa thuận tiện, vừa hiệu quả.

Các giám khảo chấm giải ảnh. Ảnh: Sơn Hải

Các giám khảo chấm giải ảnh. Ảnh: Sơn Hải

 

Theo kết quả chấm chung khảo, trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được: 01 giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải khuyến khích.

Cũng trong dịp này, Hội đồng Giải báo chí quốc gia cho ý kiến về một số vấn đề công tác tổ chức Giải. Các ý kiến của Hội đồng chung khảo sẽ được Thường trực Hội đồng Giải tiếp thu, nghiên cứu, để bổ sung, điều chỉnh trong thời gian tới. 

Hội đồng Giải nhất trí tổng kết công tác 15 năm tổ chức Giải báo chí Quốc gia (2006-2021) vào dịp phù hợp trong năm 2021, để rút kinh nghiệm tổ chức Giải ngày càng tốt hơn nữa.

Do điều kiện dịch Covid-19, lễ trao giải sẽ được tổ chức trọng thể vào dịp Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam tại Hà Nội.

Lê Tâm

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự