Dịch COVID-19: Nhật Bản bắt đầu triển khai 'hộ chiếu' vaccine

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/7/2021 | 3:57:20 PM

Ngày 26/7, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức triển khai "hộ chiếu" vaccine ngừa COVID-19.

 Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, các cơ quan hành chính địa phương trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu nhận đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Giấy chứng nhận được cấp cho các trường hợp xuất cảnh đến 5 nước là Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Ba Lan. Khi trình giấy chứng nhận vaccine phòng COVID-19 tại thời điểm cấp thị thực, người nhập cảnh sẽ được miễn áp dụng biện pháp xét nghiệm PCR và cách ly tại địa điểm chỉ định. 

Ngoài 5 nước nếu trên, Hàn Quốc cũng chấp nhận giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine của Nhật Bản để xem xét miễn cách ly sau khi nhập cảnh vào nước này. 

Trong thời điểm ban đầu, giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine của Nhật Bản sẽ sử dụng hình thức bằng giấy, hiển thị các nội dung về họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, thời gian tiêm, loại vaccine và địa điểm tiêm. Ở giai đoạn sau, Chính phủ Nhật Bản dự kiến chuyển đổi sang giấy chứng nhận điện tử, sử dụng phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh.

Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng giấy chứng nhận vaccine sẽ góp phần làm giảm gánh nặng thủ tục nhập cảnh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã trao đổi và đề nghị hơn 10 quốc gia trên thế giới chấp nhận giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này.

 TheoTTXVN

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự