Bắc Giang: Điều chỉnh thời gian cách ly và xét nghiệm virus SARS-CoV-2
- Cập nhật: Thứ bảy, 21/8/2021 | 5:46:46 PM
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản điều chỉnh thời gian cách ly y tế tập trung và xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên địa bàn.
Theo đó, các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (F1); người đến/về từ vùng dịch sẽ thực hiện cách ly y tế tập trung ít nhất đủ 14 ngày. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Real time RT-PCR SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ 1, ngày thứ 7 và lần cuối vào ngày thứ 14 trong thời gian cách ly tập trung.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc.
Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.
Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR ít nhất 3 lần đều âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc cách ly tập trung và chuyển sang tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm quy định 5K. Lấy xét nghiệm Real time RT-PCR SARS-CoV-2 ít nhất 2 lần vào ngày thứ 7 và lần cuối vào ngày thứ 14 trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú.
Cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RT- PCR của F1. Tùy vào tình hình đánh giá nguy cơ, dịch tễ để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm F2 mở rộng.
Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.
Nếu có ít nhất 2 lần kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR (ở thời điểm ngày thứ nhất và ngày thứ 7) của F1 trong thời gian tối thiểu 1 tuần và 1 lần xét nghiệm của F2 (nếu có) đều âm tính với SARS-CoV-2, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh (sốt, ho, khó thở, đau họng, mất khứu giác…) phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất.
Theo Báo Bắc Giang
Các tin khác

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.