Tiếp nối thành công từ Năm Chủ tịch AIPA 2020

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/8/2021 | 8:41:04 AM

 

Trung tâm hội nghị quốc tế (16 Lê Hồng Phong) đã hoàn tất, sẵn sàng cho hội nghị AIPA 42. Ảnh: Duy Linh

 

Sáng 23/8, Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á lần thứ 42 (Đại hội đồng AIPA-42) diễn ra lễ khai mạc trọng thể theo hình thức hội nghị trực tuyến, do Hội đồng lập pháp Brunei chủ trì.

Do bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đại hội đồng lần này với hình thức trực tuyến theo kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công trong năm Chủ tịch AIPA 2020.

“Mốc son” Năm Chủ tịch AIPA 2020

Dịch bệnh ảnh hưởng tiến độ, kế hoạch triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Năm Chủ tịch AIPA 2020 mà Việt Nam đề xuất. Trước tình hình đó, với vai trò nước chủ nhà, Việt Nam đã có những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, tận dụng phương thức trực tuyến để họp với các nước ASEAN, các nước đối tác để triển khai các hoạt động trong Năm Chủ tịch, góp phần nâng cao vị thế của nước chủ nhà.

Ngày 30/3/2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA đã gửi Thư tới các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA và Tổng Thư ký AIPA về đại dịch Covid-19, chia sẻ những mất mát, tổn thất do đại dịch Covid-19 gây ra đối với người dân ASEAN, nêu cao tinh thần đoàn kết, kêu gọi các nghị viện thành viên AIPA đồng hành, chung tay cùng Chính phủ đối phó với đại dịch bằng việc phát huy vai trò của các đại biểu với trọng trách là đại diện người dân. 

Thư của Chủ tịch Quốc hội nhận được sự phản hồi tích cực của các Nghị viện thành viên AIPA. Tiếp đó, Quốc hội đã phối hợp tổ chức thành công tốt đẹp của Cuộc gặp Lãnh đạo ASEAN - AIPA nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 ngày 26/6/2020.

Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự Phiên họp đặc biệt về trao quyền cho phụ nữ trong thời đại số trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 ngày 26/6/2020.

Ngày 29/6/2020, Quốc hội chủ trì tổ chức thành công Hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA về hiểm họa ma túy lần thứ 3 (AIPACODD 3) bằng hình thức trực tuyến.  

Đặc biệt, ngày 30/7/2020, Quốc hội nước ta chủ trì tổ chức thành công “Hội nghị đối tác nghị viện AIPA về hợp tác văn hóa giáo dục vì sự phát triển bền vững” theo hình thức trực tuyến. Kết quả Hội nghị sẽ được đưa vào báo cáo tại Ủy ban Xã hội và trình lên Đại hội đồng AIPA 41 thông qua. Đây là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động AIPA theo sáng kiến của Quốc hội Việt Nam trong Năm Chủ tịch AIPA 2020.

Đại hội đồng AIPA-41 tuy tổ chức theo hình thức trực tuyến nhưng đã tạo sự thu hút đông đảo của gần 400 đại biểu từ các nghị viện thành viên, nghị viện quan sát viên, các vị khách mời và đại biểu quốc tế, trong đó có hơn 230 đại biểu Quốc hội, điểm ấn tượng là có 11 Chủ tịch Quốc hội, 14 Phó Chủ tịch Quốc hội từ các Nghị viện thành viên AIPA, đạt kỷ lục về cấp tham dự của các Đại hội đồng AIPA. 

Đại hội đồng AIPA-41 đã áp dụng phương thức mới gộp các sáng kiến tại mỗi Ủy ban trong cùng một nghị quyết, đây là sáng kiến của Quốc hội Việt Nam thích ứng với phương thức làm việc trong điều kiện họp trực tuyến. 

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XIV Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: Thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIP- 41 đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự chủ động thích ứng với bối cảnh đại dịch Covid-19 và năng lực tổ chức của Quốc hội Việt Nam, góp phần hoàn thành trọng trách Chủ tịch AIPA năm 2020, thể hiện uy tín và vị thế của Quốc hội Việt Nam trong các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế. 

AIPA- 42 với hàng loạt chủ đề “nóng”

Hội đồng Lập Pháp Brunei Darussalam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA năm 2021 và tổ chức Đại hội đồng AIPA- 42. Do bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đại hội đồng tổ chức từ ngày 23/8 đến 25/8. 

Được biết, Nghị viện chủ nhà không tổ chức họp Ban Chấp hành AIPA, không đối thoại các nghị viện quan sát viên đồng thời giảm số lượng nghị quyết tại các Ủy ban của AIPA. 

Chủ đề Đại hội đồng AIPA-42 lần này về “Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025”, phù hợp ưu tiên hàng đầu của ASEAN hiện nay là thúc đẩy phục hồi bền vững, dựa trên các nền tảng đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số là một trọng tâm trong Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN và Kế hoạch Thực hiện được thông qua tại cấp cao ASEAN-37 tháng 11/2020. 

Đây là mẫu số chung lợi ích quan trọng để tập hợp sự đoàn kết của ASEAN và đồng lòng của các đối tác, qua đó nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các thách thức, tận dụng công nghệ để chia sẻ nguồn lực, cải thiện chuỗi cung ứng và thúc đẩy tăng trưởng ở một số lĩnh vực quan trọng bất chấp khó khăn do dịch bệnh. 

Các chủ đề thảo luận tại Đại hội đồng phản ánh những ưu tiên xây dựng Cộng đồng ASEAN được thúc đẩy trong Năm Chủ tịch ASEAN của Brunei theo chủ đề “Chúng ta quan tâm, chúng ta cùng chuẩn bị và chúng ta cùng chia sẻ”.

Chương trình nghị sự dự kiến của các ủy ban của AIPA-42 với nhiều chủ đề, nội dung quan trọng, mang tính thời sự cao trong tình hình hiện nay. 

Đó là Hội nghị Nữ Nghị sĩ: thảo luận về chủ đề Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong tương lai phục hồi sau đại dịch và việc làm thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm”.

Tại Ủy ban Chính trị thảo luận ba chủ đề về: Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN; Thúc đẩy an ninh con người trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm cho ASEAN; Tăng cường ngoại giao nghị viện hướng tới Cộng đồng ASEAN.

Tại Đại hội đồng AIPA-42, Ủy ban Kinh tế thảo luận hai chủ đề về: Tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN thông qua thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); và phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Hợp tác du lịch trong ASEAN.

Với Ủy ban Xã hội, sẽ tiến hành thảo luận ba chủ đề về: Tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; Đưa các mục tiêu phát triển bền vững SDGs toàn cầu để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia; và Vai trò của công nghệ tạo thuận lợi cho người dân tham gia bầu cử nhiều hơn.

Theo Báo NDĐT

Các tin khác
Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự