Các bước góp ý sửa Hiến pháp trên VNeID
- Cập nhật: Thứ bảy, 10/5/2025 | 2:24:00 PM
Bộ Công an đã có công văn số 1364 về việc tham gia ý kiến giải pháp tiếp nhận góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ về tiện ích sử dụng VNeID.
![]() |
Người dân làm thủ tục hành chính tại cơ quan công an
|
Thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với giải pháp phục vụ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VneID.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết Bộ Công an đã có công văn số 1364 về việc tham gia ý kiến giải pháp tiếp nhận góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ về tiện ích sử dụng VNeID.
Mô tả giải pháp nền tảng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID:
Bước 1: Người dân thực hiện đăng nhập ứng dụng VNeID hoặc website https://vneid.gov.vn bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động.
Bước 2: Người dân thực hiện truy cập vào "Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID".
Bước 3: Người dân chọn đọc Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013.
Bước 4: Người dân thực hiện nhập nội dung góp ý và gửi thông tin.
Bước 5: Bộ Công an tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo chung của Chính phủ.
Về lợi ích giá trị mang lại khi sử dụng ứng dụng VNeID:
Đối với người dân, mọi tầng lớp nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhanh chóng tiếp cận chủ trương, đường lối, quyết sách lớn của Đảng.
Đối với cơ quan nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Hỗ trợ các cơ quan quản lý rút ngắn thời gian lấy ý kiến của nhân dân và tổng hợp ý kiến. Cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn thêm một kênh nắm bắt dư luận hiệu quả, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo, triển khai nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng.
Các tin khác

Chiều 12/6, UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị bàn về một số nội dung liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy. Các đồng chí: Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đồng chủ trì hội nghị.
Sáng 5/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội 10/6 (2005 - 2025).

Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã mở ra những mốc son rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Đối với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập, số lượng ủy viên ban thường vụ có thể nhiều hơn 1/3 nhưng dưới 1/2 tổng số cấp ủy viên và do Bộ Chính trị quyết định.