Giới phân tích nêu lý do Mỹ nên sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/3/2024 | 11:08:38 PM

Trong bài viết đăng tải trên mạng geopoliticalmonitor.com ngày 11/3, nhà nghiên cứu James Borton tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Mỹ) cho rằng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam mà còn là cơ hội để Washington công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn.

Sản xuất ô tô tại nhà máy của Công ty FORD Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford của Hoa Kỳ và Công ty Diesel Sông Công). Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Sản xuất ô tô tại nhà máy của Công ty FORD Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford của Hoa Kỳ và Công ty Diesel Sông Công). Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Tác giả Borton nhận định trong bối cảnh Chính phủ Mỹ nỗ lực thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), việc được công nhận quy chế thị trường sẽ giúp Việt Nam gia tăng thương mại và đầu tư với Mỹ. Đổi lại, lợi ích mà các công ty Mỹ có được là các cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, máy móc, máy bay và dược phẩm. Tất cả đều góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Việc công nhận quy chế thị trường của Việt Nam cũng sẽ góp phần giảm bớt các rào cản thương mại, giúp các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.

Theo bài báo, việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, giá nhập khẩu thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn có thể cho phép các công ty Mỹ tăng sản lượng và sản xuất tại Việt Nam. Điều này mang lại tiềm năng tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho các công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam.
Viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất điện, xây dựng hạ tầng giao thông, quản lý dự án môi trường và công nghệ sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các công ty Mỹ.

Bài viết cũng đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư quốc tế. Tác giả dẫn báo cáo kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy cơ quan này đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 70 trên 190 nền kinh tế đáng khen, phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Hãng tin US News and World Report xếp Việt Nam đứng thứ 7 trong số 78 quốc gia nên khởi nghiệp kinh doanh vào năm 2021, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Hiện đã có tổng cộng 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có Anh, Canada, Australia và Nhật Bản.

Theo TTXVN

Các tin khác
Một cô gái đang phát sóng trực tiếp để bán vải thiều qua mạng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc mới đây công bố thông tin thú vị về số lượng khổng lồ người đang làm nghề phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2024. Ảnh: Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Ngày 15/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã bày tỏ quan tâm đến sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên và xu hướng quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc.

Nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 14/11/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Chiều tối 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2024 thuộc về nữ nhà văn người Hàn Quốc Han Kang.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại chợ truyền thống.

Chợ truyền thống vẫn là mô hình rất phát triển ở Hàn Quốc và đặc biệt người Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng đến mua sắm ở các chợ truyền thống trong những dịp lễ tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự