Phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2023 | 7:34:29 AM

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam. Theo đó, Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân.

Hội tập hợp, đoàn kết, động viên người làm báo Việt Nam phát huy năng lực sáng tạo, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, trong lĩnh vực báo chí theo quy định pháp luật. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan về các lĩnh vực hoạt động của Hội. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan; tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.

Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên; đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.

Hội phối hợp các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phố biến pháp luật về báo chí.

Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội; tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội…

Tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam gồm: 1- Đại hội đại biểu toàn quốc; 2- Ban Chấp hành; 3- Ban Thường vụ; 4- Ban Kiểm tra; 5- Các đơn vị, ban chuyên môn của Hội; 6- Các cơ quan báo chí, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.

Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật; Liên chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.

Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, bao gồm Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội trực thuộc Liên chi hội và Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà báo Việt Nam, tự nguyện xin vào Hội Nhà báo Việt Nam, được Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, kết nạp (hội viên tổ chức); Người làm báo theo Điều lệ này là công dân Việt Nam hoạt động báo chí hoặc liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện xin vào Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn sau có thể trở thành hội viên cá nhân của Hội Nhà báo Việt Nam:

1- Đáp ứng 1 trong những điều kiện sau:

a) Tham gia vào quy trình sản xuất thông tin trong cơ quan báo chí, thông tấn (phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, biên kịch phát thanh-truyền hình, phát thanh viên; họa sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên tòa soạn);

b) Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí;

c) Cán bộ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí;

d) Cán bộ chuyên trách tại cơ quan Hội Nhà báo Việt Nam và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Liên chi hội nhà báo.

Các đối tượng đáp ứng 1 trong những điều kiện trên có thời gian công tác ở các cơ quan nói trên từ 2 năm trở lên. Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.

2- Tiêu chuẩn

a) Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, lý lịch rõ ràng;

b) Không vi phạm Luật Báo chí, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;

c) Trình độ học vấn: tốt nghiệp cao đẳng trở lên (trừ trường hợp hội viên đã được kết nạp trước khi Điều lệ này được ban hành). Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.

d) Hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, người làm báo.

Theo Báo Nhân Dân Điện tử

Các tin khác
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Ngày 01/4/2025, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Tọa đàm lần 2 về cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”. Tham dự buổi Tọa đàm có đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các thành viên Hội đồng Biên soạn, Tổ giúp việc xuất bản cuốn sách: “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bắc Giang”.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội

Chiều ngày 28/3, tại Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Đại hội Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2028 đã diễn ra trọng thể. Dự Đại hội có đồng chí Trần Đức Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Ban thư ký, Ban Chủ nhiệm các chi hội, CLB Nhà báo trực thuộc.

Trong bối cảnh báo chí truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sự “tinh” không chỉ là nâng cao kỹ năng viết bài mà còn bao gồm việc thích nghi với công nghệ mới.

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.

Hội đồng thẩm định tác phẩm báo chí ở Bắc Giang đều là những nhà báo uy tín có trách nhiệm lựa chọn, sàng lọc các tác phẩm báo chí chất lượng.

Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự