Hợp tác quảng bá du lịch qua điện ảnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/9/2024 | 4:37:34 PM

Quảng bá du lịch qua các tác phẩm điện ảnh là hướng đi mới trong các chương trình xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) triển khai.

Vịnh Hạ Long trong phim Pan và vùng đất Neverland.
Vịnh Hạ Long trong phim Pan và vùng đất Neverland.

Bối cảnh phim nổi tiếng luôn là điểm đến

Theo Cục Du lịch Quốc gia, các điểm đến là bối cảnh trong các bộ phim luôn trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút du khách. Tại Việt Nam, thời gian qua, các địa phương như Quảng Bình, Ninh Bình, Hội An, Hạ Long… được các đoàn làm phim quốc tế chọn làm bối cảnh trong các dự án phim và ngay sau khi tác phẩm được phát hành đã thu hút số lượng lớn khách du lịch.

Từ góc độ khai thác du lịch tại các điểm đến quốc tế, ông Ngô Minh Quân, Giám đốc Khối Thị trường nước ngoài (Vietravel) dẫn chứng, bộ phim Braveheart (Trái tim dũng cảm - 1995) được quay Wallace Monument, Scotland đã mang lại hiệu ứng tích cực với việc tăng 300% lượt du khách ngay sau khi phim được phát hành. Gần đây nhất, bộ phim Mission Impossibe (Nhiệm vụ bất khả thi - 2023) được quay tại Sydney cũng mang lại sự tăng trưởng hơn 200% lượt du khách tới Australia ngay trong năm 2023.

Tại Việt Nam, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình dẫn chứng, năm 1992, sau khi bộ phim Đông Dương được công chiếu, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được nhiều khách quốc tế biết đến, nhất là du khách Pháp. Hiện nay, du khách Pháp, châu Âu chiếm tới 80% lượng khách đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, làm thay đổi cơ cấu khách du lịch tại đây.

Là đơn vị nhiều lần hợp tác với các đoàn làm phim điện ảnh, chương trình truyền hình, phim phóng sự, tư liệu, video ca nhạc... để quảng bá hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Chua me đất (Oxalis), ông Nguyễn Châu Á cho biết, các nhà làm phim nước ngoài thích cảnh sắc, bối cảnh của Việt Nam vì sự đa dạng, đặc sắc, mới lạ. Tuy nhiên, các nhà làm phim nước ngoài mong muốn phía Việt Nam tạo điều kiện hơn trong khâu cấp phép dự án phim, được hỗ trợ về an ninh trật tự, giữ bảo mật trong quá trình quay phim.

"Bắt tay" giữa 2 lĩnh vực

Bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam nêu quan điểm: Khi làm một bộ phim, không nên du lịch hóa, nghĩa là tìm mọi cách để đưa thông điệp du lịch vào tác phẩm, vì tác phẩm điện ảnh trước tiên phải có giá trị mới có sức lan tỏa và quảng bá được điểm đến. Nếu du lịch hóa tác phẩm điện ảnh, cả hai bên sẽ không đạt được hiệu quả, phim sẽ không thành công và không quảng bá được du lịch…

Ngoài ra, để hỗ trợ và thúc đẩy các dự án làm phim điện ảnh trong nước, thu hút các đoàn phim nước ngoài đến Việt Nam sản xuất, cần có chính sách giảm thuế, ưu đãi thuế cho nhà làm phim. Nếu không được ưu đãi, họ sẽ sang nơi có cảnh quan tương tự như Thái Lan, Philippines hoặc các nước được chào đón và Việt Nam sẽ mất nhiều khách hàng.

Chú thích ảnhHang Sơn Đoòng trong poster Alone Pt II của DJ. Alan Walker.

Ông Đỗ Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: "Trong Luật Điện ảnh có phối hợp chặt chẽ, để ‘chắp đôi cánh’ cho phát huy tiềm năng các lĩnh vực khác, đặc biệt là du lịch. Cục đã tạo cơ chế phát triển du lịch qua lĩnh vực điện ảnh bằng cải cách, đơn giản thủ tục hành chính để từng bước xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích lĩnh vực điện ảnh. Vừa qua, từ 11 thủ tục hành chính từ 2006 -2009 đã cắt giảm còn 5 thủ tục trong lĩnh vực điện ảnh. Kịch bản trước đây yêu cầu kịch bản toàn phần để thực hiện hồ sơ cấp phép, giờ chỉ còn kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung đối với bối cảnh quay phim tại Việt Nam. Bên cạnh đó là giảm thời gian tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục còn 20 ngày, bằng 2/3 thời gian trước đây…”.

Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong, trong 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, điện ảnh và du lịch là 2 ngành trọng tâm. Sự liên kết giữa hai ngành này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Xúc tiến du lịch qua điện ảnh là cách làm mới bài bản hơn. Bộ VHTTDL sẽ triển khai chương trình xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh tại Hollywood (Mỹ) từ 21-28/9/2024. "Đây là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người, bối cảnh làm phim, du lịch, cơ hội hợp tác... Chương trình cũng tập trung vào sự kết nối doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm chủ thể. Bước đầu, sẽ có 5 hợp đồng được ký kết; trong đó, các địa phương cam kết bảo trợ và có cơ chế hỗ trợ các đoàn làm phim Mỹ. Dự kiến sắp tới, sẽ có các cuộc xúc tiến điện ảnh Mỹ tại Việt Nam”, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia cho biết.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ Khai mạc Tuần phim vào hồi 19 giờ ngày 2/12/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân và trình chiếu tám bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự