Bắc Giang: Khai thác di sản cho phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/10/2024 | 3:57:34 PM

Bắc Giang còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Các cấp chính quyền, ngành chức năng trong tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần phát triển du lịch.

Nghi thức gieo hạt tại lễ hội xuống đồng ở Sơn Động.
Nghi thức gieo hạt tại lễ hội xuống đồng ở Sơn Động.

Giá trị đặc sắc

Nhiều năm nay, người dân làng Tiếu Mai, xã Mai Đình (Hiệp Hòa) vẫn duy trì tổ chức lễ hội bơi chải đặc sắc. Lễ hội bắt nguồn từ tục diễn xướng mừng chiến thắng trên sông Như Nguyệt của quân và dân nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (năm 1077). Làng Tiếu Mai vốn là làng Việt cổ nằm kề bên bờ bắc sông Cầu (Như Nguyệt), ngày nay gồm 3 thôn: Mai Thượng, Mai Trung và Thắng Lợi.

Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Người già trong làng kể rằng, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt dựng lên chiến tuyến sông Như Nguyệt để ngăn quân thù, làm nên chiến thắng oanh liệt đánh tan quân Tống. Từ đó cứ 5 năm một lần, vào ngày 10/3 (âm lịch) người dân làng Tiếu Mai tưng bừng mở hội bơi chải kỷ niệm chiến công oanh liệt của vị tướng tài ba.

Hội thường kéo dài 3 ngày với nhiều hoạt động tín ngưỡng, trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự. Sau lễ khai mạc diễn ra phần bơi thờ của các bô lão và thi giao hữu. Không khí sôi nổi, vui tươi khi các thành viên đội bơi với trang phục rực rỡ sắc màu; các động tác bơi đều, đẹp mắt hòa cùng tiếng trống, reo hò, cổ vũ vang hai bên bờ sông.

Với những ý nghĩa to lớn về văn hóa, lịch sử, truyền thống và có sức lan tỏa mạnh mẽ, lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo ông Hà Văn Hường, Chủ tịch UBND xã Mai Đình, đây là nền tảng quan trọng để lễ hội tiếp tục được bảo tồn, mở rộng về quy mô, từ đó phát huy hơn nữa giá trị trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục tinh thần thượng võ, truyền thống yêu nước trong các thế hệ.

Bắc Giang có di sản văn hóa phi vật thể phong phú với gần 800 lễ hội cùng kho tàng dân ca, trang phục, ẩm thực và nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS. Đến nay, toàn tỉnh có 4 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh; 18 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bắc Giang có nguồn di sản phi vật thể phong phú với gần 800 lễ hội cùng kho tàng dân ca, trang phục, ẩm thực và nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Bên cạnh những lễ hội còn có nhiều di sản văn hóa độc đáo, đậm bản sắc.

Tiêu biểu như dân ca quan họ ở nhiều làng quê Bắc Giang được du khách khắp nơi yêu thích bởi sự hòa quyện giữa giai điệu và lời ca ngọt ngào, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị.

Điệu múa Tắc Xình của đồng bào dân tộc Sán Chay ở Sơn Động mô phỏng những động tác nhịp nhàng, khỏe khoắn trong lao động kết hợp với âm thanh được tạo ra từ tiếng gõ vào ống tre, nứa trở nên rộn ràng, đẹp mắt. Mê say theo điệu múa, bao vất vả, nhọc nhằn dường như tan biến, nhường chỗ cho tiếng cười, niềm vui và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nâng tầm di sản gắn với du lịch

Những năm gần đây, Sở VHTTDL đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài khoa học như tổ chức hội thảo về "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các DTTS”; đề tài nghiên cứu "Điều tra, nghiên cứu di sản dân ca các DTTS tỉnh Bắc Giang". Cùng đó, biên soạn và xuất bản các đầu sách, tài liệu khoa học như: Lễ hội Bắc Giang, Di sản văn hóa phi vật thể Bắc Giang, Kỷ yếu về Bảo tồn dân ca ở Bắc Giang. Phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội; chú trọng bảo tồn, khôi phục các nghi lễ, trò chơi dân gian truyền thống, tạo điểm nhấn.

Theo bà Tống Thị Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, trên địa bàn huyện còn lưu giữ nhiều phong tục độc đáo, đa dạng, phong phú nhiều màu sắc của đồng bào DTTS. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, UBND huyện quan tâm phục dựng các lễ hội truyền thống, những nghi lễ đặc sắc để thu hút khách du lịch. Từ năm 2020 đến nay, địa phương tổ chức 13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc; phục dựng 12 nghi lễ, đám cưới văn minh của các dân tộc Dao, Cao Lan, Tày; hội hát Sình ca của người Cao Lan... Duy trì hội hát Then - đàn Tính (dân tộc Tày), hát sloong hao (dân tộc Nùng) kết hợp với chợ phiên vùng cao; đưa nội dung hát Then, đàn Tính vào giờ ngoại khóa ở trường học.

Cùng với huyện Sơn Động, những truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang cũng đang được "đánh thức” với nhiều nội dung được bảo tồn, truyền dạy, phục dựng, tạo bức tranh tổng thể, đa sắc màu, thu hút du khách gần xa. Nhằm động viên, khích lệ phong trào hát dân ca, Sở VHTTDL khuyến khích đưa các loại hình hát dân ca vào chương trình biểu diễn tại các ngày hội, liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa, nghệ thuật quần chúng các cấp. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương duy trì, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) hát dân ca.

Đến nay, toàn tỉnh có 55 CLB hát dân ca DTTS duy trì hoạt động, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS và trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn. Tiêu biểu như: CLB Dân ca Cao Lan phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại bản Ven, xã Xuân Lương (Yên Thế); CLB hát Then - đàn Tính tại Khe Rỗ, xã An Lạc (Sơn Động); CLB hát dân ca Cao Lan, Sán Chí phục vụ phát triển du lịch vùng cây ăn quả, trải nghiệm vùng lòng hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần tại huyện Lục Ngạn…

Theo ông Trương Quang Hải, Giám đốc Sở VHTTDL, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm bảo tồn, khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Theo đó, các cấp, ngành tập trung thực hiện hiệu quả Đề án "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030”; Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”. Thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch cộng đồng.

Bắc Giang đang phối hợp với các tỉnh, TP liên quan hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO ghi danh nghệ thuật chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; công nhận "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” là Di sản thế giới; đề nghị Bộ VHTTDL đưa lễ hội bơi chải An Châu (Sơn Động) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể... Qua đó tạo cơ hội để các di sản tiếp tục được quan tâm bảo tồn, mở rộng về quy mô, phát huy giá trị trong đời sống xã hội.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ Khai mạc Tuần phim vào hồi 19 giờ ngày 2/12/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân và trình chiếu tám bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự