Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 tiếp nhận tác phẩm tham dự đến ngày 31/7/2025

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/8/2024 | 4:56:11 PM

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024 - 2025 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Thời gian tiếp nhận tác phẩm tham dự đến ngày 31/7/2025 (tính theo dấu bưu điện).

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Giải A cho các tác giả, nhóm tác giả ở mùa giải lần thứ 4.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Giải A cho các tác giả, nhóm tác giả ở mùa giải lần thứ 4.

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 được tổ chức nhằm phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí đối với công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; phòng, chống các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần vào công tác xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kịp thời phát hiện, cổ vũ, biểu dương, tuyên truyền, phổ biến và lan tỏa sâu rộng những mô hình mới, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến trong việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Về nội dung, tác phẩm tham dự giải tập trung phổ biến, tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nhất là những chủ trương, quy định mới của Đảng về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; quy định về miễn nhiệm, từ chức, trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm. Đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta hiện nay.

Phản ánh vai trò, kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phát hiện, lên án, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực; nhất là các hành vi câu kết, móc nối giữa doanh nghiệp với các cán bộ thoái hóa, biến chất nhằm trục lợi cá nhân, những biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương và "lợi ích nhóm”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…

Các loại hình báo chí tham dự giải bao gồm: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Các thể loại báo chí tham dự giải gồm: Bài nghiên cứu, phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, phóng sự điều tra, phim tài liệu, bản tin, chuyên đề, chuyên mục, tọa đàm, điều tra, ký sự, bình luận, chuyên luận, sản phẩm báo chí đa phương tiện (không nhận các video clip được đăng tải trên báo điện tử).

Ban tổ chức không xét chọn đối với tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh, phim truyện); loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có tên loạt bài; các tác phẩm có nội dung đăng tải đang chờ đánh giá và kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Tác phẩm tham dự Giải được đăng tải, phát sóng từ ngày 5/11/2023 đến ngày 31/7/2025 trên các loại hình báo chí được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí. Tác giả có tác phẩm gửi dự giải không được vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm là từ ngày phát động đến ngày 31/7/2025 (tính theo dấu bưu điện). Địa chỉ nhận tác phẩm tại Ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, số 46, phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Cơ cấu giải thưởng gồm: Giải đặc biệt, A, B, C và khuyến khích cho các loại hình báo chí. Trong đó, Giải đặc biệt 100 triệu đồng; giải A mỗi giải 50 triệu đồng; giải B mỗi giải 30 triệu đồng; giải C mỗi giải 20 triệu đồng; giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng.

Ban tổ chức Giải sẽ có hình thức khen thưởng một số cơ quan báo chí, Hội Nhà báo ở Trung ương và địa phương có nhiều tác phẩm, tác giả tham gia và đoạt giải; vinh danh nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải cao (nếu có).

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN và ông Thận Hải Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Lê Tâm

Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ảnh minh hoạ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự