Vận hành Đài phát sóng Bắc Trung Bộ rút ngắn khoảng cách về thông tin các địa phương
- Cập nhật: Thứ ba, 20/8/2024 | 9:32:00 AM
Ngày 19/8, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khánh thành và đưa vào vận hành Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ (sóng AM) tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
![]() |
Lãnh đạo Đài TNVN và lãnh đạo các đơn vị tham quan cơ sở vật chất tại Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ. Ảnh: VOV
|
Thời gian qua, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện việc di dời Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ từ trung tâm thành phố Đồng Hới ra khu vực ngoại ô. Sau thời gian thi công, đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát sóng AM.
Việc đưa vào vận hành Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ đã cụ thể hóa chủ trương của Đài Tiếng nói Việt Nam không phát triển các đài phát sóng trung và sóng ngắn công suất lớn tại trung tâm các đô thị lớn mà chuyển đổi sang các khu vực khác phù hợp với điều kiện từng khu vực.
Dự án được xây dựng trên diện tích 9,4ha tại địa điểm được UBND tỉnh Quảng Bình giao ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với tổng mức đầu tư hơn 168 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Vũ Duy, Trưởng ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng việc khánh thành và đưa vào vận hành trạm phát sóng Bắc Trung Bộ mang ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng phủ sóng, đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước tới đồng bào được tốt hơn. Thời gian qua, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam luôn quan tâm, đầu tư xây dựng các trạm phát sóng, đài phát sóng dọc tuyến ven biển của nước ta.
Do vậy, việc phủ sóng các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Công chúng sẽ được thưởng thức nhiều chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam với chất lượng tốt hơn, âm thanh rõ hơn, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người dân.
Ông Nguyễn Vũ Duy cho biết: "Chúng tôi tin rằng với việc khánh thành đưa vào vận hành Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ, phục vụ công tác thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, tăng cường hơn nữa năng lực phủ sóng các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trong đó có kênh Thời sự VOV1 và kênh Văn hóa - Xã hội VOV2. Đồng bào ở khu vực Bắc Trung Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ sẽ tiếp cận được nhiều hơn nữa các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam”.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam khẳng định việc đưa vào vận hành Đài phát sóng khu vực Bắc Trung Bộ đã rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các địa phương, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, qua đó, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Bắc Trung Bộ và biển đảo của Việt Nam, nâng cao chất lượng và diện tích vùng phủ sóng.
Các tin khác
.jpg)
Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?