Thị trường dịch vụ phát thanh truyền hình có nhiều dấu hiệu khởi sắc
- Cập nhật: Thứ bảy, 5/10/2024 | 4:06:39 PM
Chiều 4/10, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) tổ chức hội thảo Giao ban công tác quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình giữa Bộ TT&TT với các doanh nghiệp.
![]() |
Cục trưởng Lê Quang Tự Do chia sẻ nhiều thông tin tích cực về thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt
|
Theo Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do, thị trường dịch vụ phát thanh truyền hình trong năm nay có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm 2023.
Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đã tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 14%, từ 18.3 triệu năm 2023 lên 21 triệu thuê bao năm 2024. Số lượng thuê bao OTT TV (truyền hình Internet) cũng tăng nhanh (33%), từ 5,6 triệu lên 7,4 triệu thuê bao.
Chia sẻ bức tranh tổng quan về thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền Việt Nam, ông Bùi Huy Cường, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý dịch vụ (Cục PTTH&TTĐT) cho hay, trong năm 2023, toàn thị trường đạt tổng doanh thu 10.305 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2022.
Tổng doanh thu mảng dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống đạt 8.617 tỷ đồng, tăng 3%. Doanh thu mảng dịch vụ OTT TV đạt 1.688 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm trước. Năm 2023, hoạt động truyền hình trả tiền đã đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách.
Nhận định chung, chuyên gia của Cục PTTH&TTĐT cho rằng, thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang vận động theo xu thế chung của thế giới, nhưng chậm hơn khoảng 5-6 năm.
Theo đó, dịch vụ truyền hình cáp tương tự, cáp số, DTT, DTH, truyền hình di động tiếp tục suy giảm. Ở chiều hướng ngược lại, dịch vụ truyền hình cáp IPTV và OTT TV tiếp tục tăng trưởng. Dịch vụ OTT TV sẽ trở thành xu hướng chủ đạo của lĩnh vực phát thanh truyền hình trả tiền thời gian tới.
Theo dự báo của Cục PTTH&TTĐT, doanh thu thị trường phát thanh truyền hình Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2023, khoảng 2,8%. Dịch vụ truyền hình OTT TV tiếp tục tăng mạnh hơn so với dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về việc cần ứng dụng công nghệ để giảm chi phí, nắm bắt tâm lý người dùng để giới thiệu nội dung phù hợp, quảng cáo hướng đối tượng, từ đó tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm truyền hình. Ngoài ra các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.
Các tin khác
.jpg)
Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?