Lần đầu tiên phát động Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/11/2024 | 4:40:43 PM

Chiều ngày 01/11, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024.

Quang cảnh Lễ phát động.
Quang cảnh Lễ phát động.

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024 được triển khai trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), trong đó có mục tiêu số 5 liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới.

lan dau tien phat dong giai bao chi toan quoc ve binh dang gioi hinh 1Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Lễ phát động.

Đồng thời, đây cũng là một trong những hoạt động trong khuôn khổ đối tác chiến lược của 2 cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và UN Women nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hoạt động bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Giải Báo chí cũng được phát động vào đầu tháng 11 - Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. 

"Có thể nói, đây là thời điểm vô cùng ý nghĩa, thể hiện quyết tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UN Women và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa quan trọng của bình đẳng giới đối với sự tiến bộ, phát triển của xã hội và hướng đến ghi nhận những đóng góp tích cực của truyền thông, báo chí trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Giải cũng là diễn đàn để các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền về bình đẳng giới", bà Nguyễn Thị Minh Hương chia sẻ.

lan dau tien phat dong giai bao chi toan quoc ve binh dang gioi hinh 2Bà Caroline T. Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết, việc tổ chức Giải thưởng này minh chứng cho những tiến bộ vững chắc của Việt Nam trong việc đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Tại Lễ phát động, bà Caroline T. Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam  nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của truyền thông trong việc thông tin và thay đổi nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân về các vấn đề liên quan đến trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới. "Truyền thông chính là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi", bà Caroline T. Nyamayemombe cho biết.

Theo Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, Giải thưởng sẽ tập trung vào ba chủ đề để đảm bảo một tương lai bình đẳng giới, không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình của Việt Nam trở thành một quốc gia thu nhập cao với lượng phát thải bằng không. Các hạng mục giải thưởng bao gồm: Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; Thúc đẩy bình đẳng trong chuyển đổi số; Trao quyền cho phụ nữ trong phát triển kinh tế.

"Tôi hy vọng giải thưởng này sẽ truyền cảm hứng cho một làn sóng báo chí mới, sáng tạo, đồng cảm và chia sẻ tiếng nói cho phụ nữ, đồng thời thúc đẩy những thảo luận về bình đẳng giới. Hãy cùng nhau tạo ra một môi trường truyền thông thúc đẩy sự trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới tại Việt Nam. Qua mỗi câu chuyện và trên mỗi nền tảng, mong rằng bình đẳng giới sẽ trở thành hiện thực chứ không chỉ là khát vọng", bà Caroline T. Nyamayemombe bày tỏ.

Theo Ban tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới sẽ xét chọn các tác phẩm báo chí thuộc tất cả các loại hình đã được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép từ ngày 01/1/2022 đến ngày 30/11/2024, có nội dung phù hợp với tiêu chí của Giải. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải có nội dung, hình thức không vi phạm Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật.

Đối với các tác phẩm đã tham dự và được nhận giải tại các Giải Báo chí khác sẽ không được tham dự Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới. Mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí gửi không quá 03 tác phẩm tham dự Giải.

Giải thưởng cho tác phẩm của tác giả/nhóm tác giả với 04 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) với cơ cấu giải cho mỗi loại hình gồm 01 Giải A, 01 Giải B, 02 Giải C, 02 Giải Khuyến khích. Về khen thưởng tập thể: Ban Tổ chức sẽ trao 02 Giải tập thể cho các cơ quan, đơn vị có đề xuất, gửi nhiều tác phẩm dự thi nhất: bao gồm Giấy chứng nhận và tiền giải thưởng.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG có ông Nguyễn Thanh Lâm - Tổng Giám đốc Đài THVN và ông Thận Hải Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Lê Tâm

Chiều 14/4, Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/01/1950 – 18/01/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.

Ảnh minh hoạ.

Ban Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vừa chính thức ban hành kế hoạch tổ chức 'Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng' lần thứ I năm 2025 trong Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương.

Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự